Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Tập đoàn Novaland kiến nghị 2 phương án "giải phóng" dự án The Water Bay quy mô 30ha tại Quận 2

Tập đoàn Novaland kiến nghị 2 phương án "giải phóng" dự án The Water Bay quy mô 30ha tại Quận 2
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Tập đoàn Novaland kiến nghị 2 phương án "giải phóng" dự án The Water Bay quy mô 30ha tại Quận 2

21-02-2020 - 21:02 PM Bất động sản

Tập đoàn Novaland kiến nghị 2 phương án "giải phóng" dự án The Water Bay quy mô 30ha tại Quận 2

Tập đoàn Novaland cho biết, tập đoàn gặp những khó khăn vướng mắc trong các chính sách pháp luật liên quan đến quản lý đất đai. Đây không là vấn đề chỉ riêng Tập đoàn gặp phải mà là vấn đề chung của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Biên dịch

Theo thông tin từ Tập đoàn Novaland, để giải cứu dự án The Water Bay quy mô hơn 30ha tại Bình Khánh (Quận 2) mà tập đoàn này đầu tư đã phải tạm dừng 2 năm nay do vướng mắc thủ tục pháp lý, trong khi công ty đã rót hơn 6.000 tỷ đồng vào dự án, Novaland kiến nghị 2 phương án.

Phương án 1 là Novaland được giao tiếp tục triển khai phần dự án đã hoàn thành thi công là Lô D07 và phần dự án đã hoàn thành thi công phần móng như D02-D06, D08-D10. Đối với phần dự án chưa triển khai thi công là Lô D01 & các hạng mục thương mại dịch vụ, Novaland sẽ bàn giao lại để cơ quan ban ngành tiến hành đấu giá.

Phương án 2 là Novaland được tiếp tục thực hiện toàn bộ dự án với chức năng nhà ở tái định cư theo các hồ sơ pháp lý đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, theo tập đoàn Novaland trong quá trình phát triển dự án những năm gần đây, Tập đoàn gặp những khó khăn vướng mắc trong các chính sách pháp luật liên quan đến quản lý đất đai. Đây không là vấn đề chỉ riêng Tập đoàn gặp phải mà là vấn đề chung của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Novaland hiểu rằng vấn đề này đến từ yêu cầu rà soát, thanh kiểm tra để đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Lắng nghe kiến nghị của Novaland cũng như Hiệp hội và các doanh nghiệp khác, đồng thời với sự nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp của lãnh đạo các cấp UBND TP.HCM và Sở ban ngành nên trong những tháng gần đây đã dần tháo gỡ các vướng mắc tại một số dự án chúng tôi đang phát triển, điển hình như:

Dự án Khu chung cư Cô Giang tại số 100 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1: đã được UBND TP.HCM giao đất, Sở Xây dựng cấp phép xây dựng.

Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, officetel và căn hộ tại số 151-155 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4: đã được UBND TP.HCM - Sở Tài nguyên và Môi trường duyệt giá tiền sử dụng đất của dự án.

Dự án Khu cao ốc căn hộ thương mại tại phường Thảo Điền, quận 2 và dự án Cao ốc Thương mại và căn hộ tại số 1W Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh: đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho người dân.

Ngoài ra Dự án Khu chung cư cao tầng tại số 67 Mai Chí Thọ, phường An Phú, quận 2 và 07 dự án tại khu vực quận Phú Nhuận cũng đang được Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành xem xét định giá tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho người dân…

Một số vướng mắc Tập đoàn kiến nghị cần cần xem xét khác:hiện nay một số công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Novaland đang quản lý sử dụng các khu đất theo hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, các Sở ngành còn phân vân trong việc giải quyết hồ sơ do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại hình này.

Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của thị trường Bất động sản trước những khó khăn thách thức hiện nay, Tập đoàn Novaland tin tưởng rằng các cơ quan nhà nước liên quan cũng như Chính phủ sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp, sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện tại;

Cho phép chủ đầu tư được nhanh chóng tiếp tục triển khai dự án nhằm giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu nhà ở và đầu tư của người dân; qua đó nâng cao đời sống an sinh xã hội, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Ở một diễn biến khác, ngày 22/2 ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. HCM sẽ chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo cao cấp của 36 doanh nghiệp bất động sản lớn và Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản. Trong đó, có đại diện các tập đoàn lớn như Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Phú Long, Sơn Kim Land, Hưng Lộc Phát, Quốc Cường Gia Lai, VinGroup, Đại Phúc Land...


Nhật Minh

Theo Nhịp sống kinh tế

Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Samsung Electronics bổ nhiệm Chủ tịch mới sau khi Chủ tịch cũ bị bắt vì phá hoại công đoàn

Samsung Electronics bổ nhiệm Chủ tịch mới sau khi Chủ tịch cũ bị bắt vì phá hoại công đoàn - Ảnh 1.

Ông Bahk Jae Wan. Ảnh: Reuters

Hôm 21/2, Samsung Electronics thông báo cựu Bộ trưởng Tài chính Bahk Jae Wan sẽ thay thế ông Lee Sang Hoon, người  đi tù  hồi cuối năm 2019 vì phá hoại hoạt động công đoàn, làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quyết định bổ Biên dịch nhiệm có hiệu lực ngay lập tức trong bối cảnh người thừa kế tập đoàn, ông Lee Jae Yong và các cựu giám đốc khác đối mặt với phiên xét xử vì dính líu tới bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống bị phế truất Park Geun Hye.

Samsung cho biết ông Bahk, 65 tuổi, có vai trò Giám đốc không điều hành tại công ty từ tháng 3/2016 và có hiểu biết sâu rộng về công ty cũng như Ban quản trị. Ông Bahk có kinh nghiệm phong phú về quản trị và được kỳ vọng sẽ dẫn dắt các quyết định chiến lược của Ban quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Samsung không tham gia vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà có mặt trong các cuộc họp để đánh giá, phê chuẩn quyết định kinh doanh lớn, trong đó có kế hoạch đầu tư. Samsung dự định tổ chức cuộc họp chung thường niên vào ngày 18/3.

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc

22-02-2020 - 10:36 AM Tài chính quốc tế

Covid-19 đã làm tổn hại cả hoạt động sản xuất lẫn bán iPhone trên thị trường lớn thứ hai thế giới của Apple.

Không công ty Mỹ nào kiếm được nhiều tiền ở Trung Quốc như Apple. Apple đã thu về 44 tỷ USD doanh thu ở Trung Quốc trong năm tài chính 2019, chủ yếu là từ việc bán iPhone. Doanh thu này nhiều hơn mức doanh số toàn cầu của United Airlines và Nike, tương đương như Tencent, một gã khổng lồ công nghệ trong nước. Rất ít quốc gia có nhiều quyền lực để định hình vận may của Apple như Trung Quốc hiện nay.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm tổn hại cả hoạt động sản xuất lẫn bán iPhone trên thị trường lớn thứ hai của Apple. Nhiều người lao động nhập cư mà Apple và các đối tác sản xuất hợp đồng của hãng vẫn chưa quay trở lại làm việc. Người mua hàng thì chưa trở lại đường phố. Do đó, vào ngày 17/2, Apple đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ sẽ bỏ lỡ mục tiêu doanh thu trong quý này. Cổ phiếu của công ty, sau khi tăng giá từ mùa hè năm ngoái, đã giảm gần 2% sau công bố này.

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Tài sản Trung Quốc của Apple được xây dựng trong nửa đầu thập kỷ qua, khi doanh thu tại nước này tăng từ 2,8 tỷ USD năm 2010 lên 59 tỷ USD năm 2015. Doanh số đã giảm trong những năm tiếp theo (xem biểu đồ), nhưng vẫn đủ khiến thị trường Trung Quốc chiếm 18% tổng doanh thu của Apple trong 10 năm qua, chỉ đứng sau Mỹ.

Apple nói rằng họ đang dần mở cửa lại các cửa hàng bán lẻ của mình cũng như các cơ sở sản xuất iPhone cũng đã mở cửa trở lại, mặc dù việc này đang diễn ra chậm hơn so với dự đoán. Ngay cả khi sự bùng phát virus không quá lớn thì thập kỷ này cũng không phải những điều tốt đẹp với Apple.

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vốn đang bị đe dọa bởi xung đột với Mỹ về thương mại và công nghệ. Cuộc chiến thương mại cũng có thể đã làm phá hủy thương hiệu Apple. Số lượng iPhone được bán tại Trung Quốc đang giảm mạnh. Quan trọng hơn là chiến lược tăng doanh thu bằng cách bán dịch vụ theo thuê bao của Apple phức tạp hơn nhiều so với việc bán iPhone. Động cơ tăng trưởng của Apple có thể không chỉ im lìm mà còn tuyệt chủng.

Bắt đầu với chuỗi cung ứng. Apple phụ thuộc sâu sắc vào hệ sinh thái sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc mới có thể cung cấp lao động và cơ sở hạ tầng cần thiết để sản xuất hàng trăm nghìn thiết bị mỗi ngày, khối lượng Apple phải sản xuất trong thời gian cho ra mắt dòng điện thoại mới. Trong thời gian bùng nổ của Apple ở Trung Quốc, Foxconn - nhà sản xuất Đài Loan đã thúc đẩy việc xây dựng một khu công nghiệp mới gần Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam chỉ để hỗ trợ sản xuất iPhone. Không có nhà sản xuất nào có thể tiến gần đến quy mô đó. Chính quyền địa phương cũng đã bỏ ra 1,5 tỷ USD để giúp xây dựng nhà máy và nhà ở cho 400.000 công nhân và 10 tỷ USD cho một sân bay mới.

Sự phụ thuộc đó khiến cơ sở sản xuất của Apple bị ảnh hưởng trước cuộc xung đột kinh tế và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chiến dịch vận động hành lang thông minh từng giữ các sản phẩm của hãng bên ngoài chế độ thuế quan của Mỹ cho đến nay, nhưng các mối đe dọa khác bắt đầu xuất hiện.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang nghiên cứu các quy tắc mới nhằm hạn chế xuất khẩu linh kiện kỹ thuật sang Trung Quốc. Những rào cản như vậy có thể làm tê liệt việc sản xuất sản phẩm Apple ở nước này. Họ cũng chưa tìm được nơi nào khác để đến. Thêm nữa, nỗ lực thành lập một cơ sở sản xuất ở Brazil đã thất bại. Các hoạt động của Ấn Độ đã tỏ ra hiệu quả hơn, nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ. Sự ràng buộc giữa Apple với Trung Quốc và virus thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Muôn trùng khó khăn bủa vây Apple ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Doanh số bán sản phẩm cốt lõi của Apple là iPhone cũng đang suy yếu tại Trung Quốc. Theo công ty nghiên cứu Canalys, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 21% trong năm 2019, xuống còn 27,5 triệu ngay cả sau khi giảm giá, một chiến thuật mà Apple hiếm khi sử dụng.

Bán ít điện thoại hơn có nghĩa là Apple không chỉ mất doanh số mà còn làm mất doanh thu trong tương lai. Các dịch vụ đi kèm như mua hàng tại cửa hàng ứng dụng và Apple Music, hay các thiết bị đeo như AirPods và đồng hồ được thiết kế để tích hợp với thiết bị cũng chịu ảnh hưởng chung với doanh số iPhone. Mặc dù Apple vẫn có rất nhiều người dùng iPhone Trung Quốc, nhưng doanh số sụt giảm đã đặt giới hạn cho doanh thu trong tương lai.

Kết quả quý mới nhất của Apple, vào ngày 28/1 (trước khi dịch bùng phát rõ ràng), cho thấy doanh số iPhone trên toàn thế giới tăng trở lại sau một hiệu suất đáng thất vọng vào năm trước. Apple nói rằng "về cơ bản sự gián đoạn đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi chỉ là tạm thời". Doanh thu tăng 9% lên 91,8 tỷ USD. Doanh số phụ kiện và dịch vụ xung quanh iPhone cũng tăng theo. CEO Tim Cook cho biết Apple đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng hai chữ số từ việc bán iPhone, dịch vụ và thiết bị đeo ở Trung Quốc đại lục. Mặc dù một số loại sản phẩm cụ thể tăng nhanh, doanh số chung ở Trung Quốc chỉ tăng 3% trong quý, chậm hơn bất cứ nước nào ngoài Nhật Bản, nơi hiện doanh số đang giảm.

Cũng có một tia sáng ở Trung Quốc. Đó là iPhone 5G, với khả năng kết nối nhanh hơn nhiều và được cho là sẽ được bán ra vào cuối năm 2020. Nhưng liệu nó có giúp tăng doanh số bán hàng? Những gì một chiếc iPhone 5G sẽ mang cho những khách hàng Trung Quốc là chưa rõ ràng. Người tiêu dùng Trung Quốc tại các thành phố lớn đã quen với các kết nối điện thoại di động chất lượng cao. Người ta có thể thấy toàn bộ chuyến tàu điện ngầm được phát trực tuyến video độ phân giải cao khi di chuyển, điều mà ít mạng lưới của Mỹ hay châu Âu có thể xử lý được. Điện thoại được sản xuất bởi Huawei, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, tốt hoặc tốt hơn bất cứ thứ gì Apple cung cấp.

Ngay cả sự thành công của iPhone 5G cũng chỉ là một cứu cánh tạm thời. Khi hệ sinh thái công nghệ Mỹ và Trung Quốc bị "nghiền nát", Apple sẽ càng khó khăn hơn khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc cũng như điều hành chuỗi cung ứng Trung Quốc một cách hiệu quả. Việc Apple là công ty lớn đầu tiên của Mỹ đưa ra dự báo sửa đổi do virus cho thấy công ty đang phụ thuộc vào Trung Quốc như thế nào, dù là cung và cầu. Cơ hội ở các nước khác có thể bù đắp cho một số doanh thu bị mất nhưng chắc chắn Apple sẽ gần như không thể tìm thấy một động cơ tăng trưởng mới khá mạnh mẽ như Trung Quốc.

Theo Mai Lâm

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên